Việc nắm rõ cấu trúc bài thi IELTS và cách thức chấm điểm là vô cùng quan trọng khi để đạt được điểm IELTS mong muốn khi IELTS được cho là chìa khóa vàng cho tương lai học tập và du học rộng mở đang được nhiều người săn đón. Hãy cùng LPA Mastery VN khám phá chi tiết về các dạng bài thi IELTS và bí quyết chinh phục điểm số cao!
Giới thiệu chung về IELTS
IELTS (International English Language Testing System) là hệ thống kiểm tra Tiếng Anh quốc tế, được sáng lập bởi ESOL thuộc Cambridge, tổ chức giáo dục IDP của Úc và Hội đồng Anh từ năm 1989. IELTS hiện nay được công nhận và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới, phù hợp với nhiều mục đích và lứa tuổi khác nhau.
Chứng chỉ IELTS giúp bạn có nhiều lợi ích trên con đường học tập và làm việc. Vì IELTS hiện nay được rất nhiều trường học và công ty công nhận như một chứng chỉ chứng minh năng lực sử dụng Tiếng Anh của bạn.
Tìm hiểu thêm những lợi ích khi sở hữu chứng chỉ IELTS ngay tại website LPA Mastery VN.
Cấu trúc bài thi IELTS
Bài thi IELTS gồm 4 bài thi tương đương với 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết. Tổng thời gian thi là khoảng 3 tiếng và không có thời gian nghỉ giữa các bài thi.
Thời gian cho từng phần thi được chia như sau:
- Kỹ năng Nghe (IELTS Listening) : 30 phút làm bài + 10 phút chuyển đáp án vào Answer Sheet (hình thức thi trên giấy) hoặc 2 phút kiểm tra lại đáp án (hình thức thi trên máy tính).
- Kỹ năng đọc (IELTS Reading) : 60 phút làm bài (bao gồm cả phần chuyển đáp án).
- Kỹ năng Viết (IELTS Writing) : 60 phút làm bài thi.
- Kỹ năng Nói (IELTS Speaking) : 11 – 15 phút bao gồm thời gian giám khảo hỏi và thí sinh trả lời.
Thông thường, 3 kỹ năng Nghe, Đọc, Viết sẽ được tổ chức thi cùng một ngày theo thứ tự. Phần thi kỹ năng Nói có thể diễn ra chung ngày với 3 kỹ năng trên hoặc diễn ra trước / sau một ngày, tùy theo trung tâm mà bạn dự thi tổ chức.
chi tiết từng phần của cấu trúc bài thi IELTS và cách tính điểm
Cấu trúc bài thi IELTS Listening (Kỹ năng Nghe)
Chi tiết từng phần thi trong cấu trúc bài thi IELTS Listening (kỹ năng Nghe)
- Phần 1: Đoạn hội thoại giữa 2 người trong ngữ cảnh xã hội hàng ngày, ví dụ như mẫu đàm thoại về thuê nhà, đăng ký lớp học, câu lạc bộ,…
- Phần 2: Một đoạn độc thoại trong tình huống cuộc sống thường ngày, chẳng hạn như hướng dẫn viên giới thiệu về một viện bảo tàng, tham quan trường học,…
- Phần 3: Đoạn hội thoại giữa 2 hoặc nhiều người trong bối cảnh thuộc chủ đề giáo dục, đào tạo, xã hội, ví dụ như trao đổi bài tập nhóm, cuộc thảo luận giữa sinh viên và giáo viên,…Trong phần này, nội dung bài thi Nghe mang tính học thuật, các từ vựng cũng như chi tiết bài Nghe sẽ nhiều và khó hơn.
- Phần 4: Chủ đề bài nghe sẽ về một đoạn diễn giải, diễn thuyết ngắn trong môi trường học thuật, chẳng hạn như giáo sư hoặc chuyên gia chia sẻ về một lĩnh vực chuyên ngành. Phần này có nội dung tương tự như phần 3 nhưng tốc độ bài thi cũng như các từ vựng và thông tin trong bài sẽ nhiều và chi tiết hơn.
Các dạng câu hỏi trong cấu trúc bài thi IELTS Listening (kỹ năng Nghe)
- Multiple Choice: Là dạng câu hỏi trắc nghiệm. Thí sinh phải chọn 1 hoặc nhiều đáp án đúng dựa theo yêu cầu của đề bài.
- Matching: Trong dạng này, thí sinh phải kết nối câu trả lời đúng với thông tin được cho sẵn.
- Text Completion: Đề bài thường sẽ là một đoạn văn, biểu đồ, bản đồ, bảng thông báo,…Thí sinh sẽ nghe và điền từ chính xác (thường sẽ không quá 3 câu) vào chỗ trống.
Thang điểm bài thi kỹ năng Nghe (IELTS Listening) sẽ được quy đổi từ 1.0 – 9.0 tương đương với số câu trả lời đúng trong bài:
Cấu trúc bài thi IELTS Reading (Kỹ năng Đọc)
Bài thi Đọc của 2 hình thức thi IELTS General và IELTS Academic sẽ giống nhau ở cấu trúc (thời gian, số lượng phần thi) và khác nhau ở phần nội dung. Hãy cùng tìm hiểu điểm khác biệt dưới đây nhé:
Tìm hiểu thêm về sự khác và giống nhau giữa hai hình thức thi IELTS General và IELTS Academic tại Bạn chọn thi IELTS General hay IELTS Academic.
Một số dạng câu hỏi thường gặp trong bài thi IELTS Reading
- True/False/Not Given (Đúng/Sai/Không đề cập): Đánh giá tính chính xác của thông tin trong đề so với nội dung bài đọc. So sánh thông tin và chọn True (Đúng) nếu trùng khớp, False (Sai) nếu trái ngược, Not Given (Không đề cập) nếu không tìm thấy.
- Matching Heading Questions (Nối tiêu đề): Ghép nối 5-7 tiêu đề phù hợp với các đoạn văn trong bài đọc. Ghép nối tiêu đề với đoạn văn có nội dung liên quan chặt chẽ nhất.
- Matching Features (Nối đặc điểm): Nối các câu mô tả với thông tin phù hợp (người, quốc gia, mốc thời gian,…).
- Matching Information (Nối thông tin): Nối các câu hỏi với đoạn văn chứa thông tin trả lời trong bài đọc. Ghép nối câu hỏi với đoạn văn có chứa câu trả lời chính xác.
Cách tính điểm bài thi Đọc
Bài thi Đọc sẽ được tính điểm tương tự như bài thi Nghe. Mỗi câu trả lời chính xác sẽ tương ứng với một điểm, sau đó quy đổi sang thang điểm của IELTS.
Cấu trúc bài thi IELTS Writing (Kỹ năng Viết)
Tương tự như phần thi Reading, phần thi kỹ năng Writing cũng có sự khác nhau trong nội dung giữa 2 hình thức thi là IELTS General và IELTS Academic. Cụ thể, bài thi có vài điểm khác nhau như sau:
Cách tính điểm bài thi kỹ năng Viết (IELTS Writing)
Bài thi Viết IELTS sẽ được tính điểm dựa trên 4 tiêu chí:
- Task Response / Task Achievement: Đây là tiêu chí để xem bài viết của bạn có được trả lời đúng hướng với yêu cầu đề bài hay không.
- Coherence and Cohesion: Tiêu chí này để đánh giá bài thi của thí sinh dựa theo tiêu chuẩn mạch lạc, dễ đọc hiểu.
- Lexical Resource: Đây là tiêu chí để đánh giá vốn từ vựng được thí sinh sử dụng trong bài viết. Các yếu tố đánh giá tiêu chí này dựa trên văn phong, nội dung, đề bài,…
- Grammatical Range and Accuracy: Tiêu chí này để đánh khá khả năng sử dụng các cấu trúc ngữ pháp một cách chính xác và phong phú.
Cấu trúc bài thi IELTS Speaking (Kỹ năng Nói)
Cấu trúc bài thi IELTS kỹ năng Nói gồm 3 phần, mỗi phần sẽ được ghi âm lại. Nội dung cấu trúc bài thi IELTS giữa 2 hình thức IELTS General và IELTS Academic sẽ giống nhau. Dưới đây là chi tiết cấu trúc bài thi IELTS Speaking:
- Phần 1: Bạn sẽ được hỏi các câu hỏi chung liên quan đến bản thân, gia đình, công việc, sở thích,… Phần thi này sẽ kéo dài trong vòng 4 – 5 phút.
- Phần 2: Bạn sẽ nhận được một chủ đề cùng các câu hỏi gợi ý trả lời. Bạn được phát giấy và bút để chuẩn bị trong vòng 1 phút trước khi trình bày câu trả lời trong vòng 2 phút. Giám khảo có thể đặt thêm câu hỏi sau phần trình bày của bạn và kết thúc phần thi.
- Phần 3: Giám khảo sẽ đặt thêm các câu hỏi có liên quan đến chủ đề ở Phần 2. Các câu hỏi này tạo cơ hội cho bạn thảo luận thêm về các vấn đề. Phần thi này kéo dài từ 4 – 5 phút.
Cách tính điểm bài thi IELTS Speaking
Điểm IELTS Speaking được tính dựa trên 4 tiêu chí sau:
- Fluency and Coherence: Đây là tiêu chí để chấm điểm về độ lưu loát khi bạn nói, và sự liên kết giữa các câu nói với nhau.
- Lexical Resource: Đối với tiêu chí này, giám khảo sẽ chấm khả năng sử dụng các từ và cụm từ phù hợp để thể hiện rõ ràng ý tưởng của bạn.
- Grammatical and Accuracy: Tiêu chí chấm điểm này tập trung vào khả năng sử dụng các ngữ pháp đơn giản, phức tạp, chính xác.
- Pronunciation: Đây là tiêu chí chấm điểm cách phát âm Tiếng Anh của bạn bao gồm cả ngữ điệu, nhịp điệu.
Kỳ thi IELTS yêu cầu thí sinh nắm vững cách tính điểm và cấu trúc bài thi IELTS để có thể đạt được kết quả tốt. Bằng cách nắm bắt được các thông tin quan trọng này, thí sinh sẽ có cơ hội đạt điểm số cao hơn, đáp ứng được các yêu cầu của các cơ quan, tổ chức hay trường học. Hãy tham khảo thêm phương pháp học Tiếng Anh khai vấn tại LPA Mastery VN để có cơ hội học và ôn tập, chuẩn bị kỹ càng cho cuộc thi này nhé.
Cùng nhau khám phá Sức mạnh của Tiếng Anh khai vấn nào.